DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI FORUM LỚP DÂN SỰ 34B TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phần mềm học 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng nhất - 100% Hiệu Quả
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby thongpro31 Sat May 16, 2015 2:03 pm

» Cơ hội để sinh viên khoá sau tiếp tục sử dụng diễn đàn
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Sun Mar 16, 2014 10:59 pm

» Sài Gòn Web Đẹp - Chuyên cung cấp sỉ lẻ Smart phone và thiết kế website trọn gói cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức với giá siêu rẻ
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Fri Sep 13, 2013 10:17 am

» Thông báo về lễ tốt nghiệp
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:29 pm

» Thông báo tuyển chuyên viên luật tại Quảng Ngãi
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:22 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby kaka Sun Aug 25, 2013 6:19 pm

» Quy trình tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Tuyển cộng tác viên đăng tin quảng cáo làm việc tại nhà
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:21 pm

» Nghị quyết mới môn LTTDS
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Ngo Tam Sat Jun 29, 2013 11:27 pm

» THÔNG BÁO VỀ LỊCH ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Thu Jun 27, 2013 11:32 am

» Điểm bộ phận TTHS
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Thu Apr 25, 2013 7:48 pm

» Về đề thi môn TTHS (Mới nhất)
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Mon Apr 08, 2013 10:48 pm

» Nhanh tay click - ăn cháo sạch dài lâu
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby 4TCenter Fri Mar 29, 2013 2:55 pm

» Ôn tập TTHC
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Thu Mar 28, 2013 7:15 pm

Monthly Hot Music

Top posters
kaka
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
ronaldo
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
Admin
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
hoàngngấn
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
EnbacMIG
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
MoonQn307
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
darkcrystal_hongxuan
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
heomoiden
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
thuha_qt
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
vanlinh
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_leftNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_centerNHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Poll_right 
Advertisements
Lượt truy cập
thiết kế website giá rẻ Smart phone giá sốc
SEO website 
Liên kết
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Go down 
Tác giảThông điệp
kaka
Forum VIP
Forum VIP



Tổng số bài gửi : 466
Points : 5238
Thanks : 0
Join date : 14/08/2011

NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN   NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Icon_minitimeThu Sep 01, 2011 7:06 pm

NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN WigGavel_CoryThoman_dreamstime


THS. TRẦN ANH TUẤN – Khoa Pháp luật Dân sự – ĐH Luật Hà Nội
Có thể thấy rằng các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự phải nhằm đảm bảo cho việc giải
quyết các vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ một cách tốt
nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Thực tiễn giải quyết
các vụ án dân sự cho thấy một vụ án dân sự nảy sinh có thể có nhiều
quan hệ pháp luật cần phải giải quyết, có nhiều đương sự tham gia tố
tụng. Để có thể giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các yêu cầu của
đương sự, trong nhiều trường hợp đòi hỏi Toà án phải nhập các quan hệ
pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án hoặc tách các quan hệ pháp
luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định
đúng đắn cơ sở của việc nhập, tách vụ án dân sự cũng như những trường
hợp cần phải nhập, tách vụ án có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề sau đây:


1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhập, tách vụ án

Lý luận và thực tiễn về việc nhập, tách vụ án đã chỉ
ra rằng việc nhập, tách vụ án không đúng có thể gây kéo dài thời gian
giải quyết các yêu cầu của đương sự, không bảo vệ kịp thời quyền, lợi
ích hợp pháp của họ hoặc không đảm bảo được sự công bằng trong việc bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trên thực tế. Do vậy, việc
nhập, tách vụ án cũng như việc xây dựng các quy định về nhập, tách vụ
án phải nhằm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và đảm bảo được sự công bằng
trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Hiện nay việc nhập, tách vụ án đã được quy định
trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Theo Điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân
sự thì Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý
riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải
quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Toà án có thể tách
một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc
tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật. Như
vậy, Điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng chỉ định ra những nguyên tắc
chung cho việc nhập nhiều vụ án mà Toà án đã thụ lý để giải quyết trong
cùng một vụ án mà không đề cập đến việc nhập các quan hệ pháp luật
tranh chấp hoặc nhiều yêu cầu của đương sự để giải quyết trong cùng một
vụ án khi xem xét thụ lý các yêu cầu của đương sự. Do vậy, khi thụ lý
vụ án Toà án cần vận dụng các quy định khác của Bộ luật Tố tụng Dân sự
có liên quan đến vấn đề này để quyết định nhập các quan hệ pháp luật
tranh chấp, các yêu cầu của đương sự để thụ lý giải quyết trong cùng
một vụ án hay thụ lý làm nhiều vụ án riêng biệt để giải quyết.



Xét về lý luận và thực tiễn, việc nhập, tách vụ án phải được tiến hành trên những cơ sở sau đây:

Việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án
có nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không
ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ
án phải đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu
cầu của đương sự.

Việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có
nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần phải giải quyết và
việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án vẫn
đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các
quan hệ pháp luật đó.

Ngoài ra, việc nhập các quan hệ pháp luật tranh chấp
hoặc các yêu cầu của đương sự khi thụ lý để giải quyết trong cùng một
vụ án hoặc tách các yêu cầu, các quan hệ pháp luật khác nhau để thụ lý
giải quyết trong nhiều vụ án khác nhau cần phải căn cứ vào quy định tại
Điều 163 và Điều 176 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Theo các quy định này, cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan
hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải
quyết trong cùng một vụ án. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng
khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ
pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải
quyết trong cùng một vụ án.

Các yêu cầu phản tố của bị đơn được giải quyết cùng
với yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án nếu thoả mãn một trong
những dấu hiệu sau đây:

- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;

- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có
sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì
làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng việc tách,
nhập vụ án phải đảm bảo được việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ
án, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, việc
nhập, tách vụ án cũng như việc xây dựng các quy định về việc nhập, tách
vụ án phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự, đặc biệt là các quy định về thứ tự ưu
tiên thanh toán tài sản thi hành án.

Trong thực tiễn, tuỳ thuộc vào tính phức tạp của vụ
án hoặc vì các lý do khác nhau mà thời hạn giải quyết các vụ án trên
thực tế là khác nhau. Do vậy, trong nhiều trường hợp, nếu các yêu cầu
của đương sự không được giải quyết trong cùng một vụ án có thể dẫn tới tình trạng không đảm bảo sự công bằng
giữa những người cùng khởi kiện. Cụ thể là có những người khởi kiện,
sau khi có bản án, quyết định của Toà án đã nhận được tài sản thi hành
án từ người phải thi hành án và ngược lại cũng có những người khởi kiện
chỉ được bảo vệ về mặt pháp lý bằng một bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Toà án mà không được đảm bảo về mặt thực tế vì bản án,
quyết định không được thi hành trên thực tế, tài sản của người phải thi
hành án đã được thi hành cho người được thi hành án có bản án, quyết
định trước đó. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có
một sự nghiên cứu tổng thể các quy định về thủ tục tố tụng trong việc
tách, nhập vụ án và các quy định về thi hành án để có những văn bản
hướng dẫn cho phù hợp. Hiện nay, các quy định về nhập, tách vụ án dân
sự trong Bộ luật Tố tụng Dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
nhập, tách vụ án. Trên cơ sở các quy định mang tính chất định hướng
này, các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng những văn bản hướng dẫn áp
dụng cho những trường hợp cụ thể nảy sinh từ thực tiễn để đảm bảo việc
áp dụng thống nhất trong toàn quốc về nhập, tách vụ án dân sự, tránh
việc hiểu và vận dụng khác nhau gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự.

2. Nhập, tách vụ án trong một số trường hợp cụ thể

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự và thực tiễn vận dụng pháp luật để giải quyết đối với các vụ án
dân sự có nhiều yêu cầu, nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp cho thấy
việc nhập, tách vụ án được tiến hành trong những trường hợp cụ thể sau
đây

- Đối với các yêu cầu kiện tụng cùng một loại:

Theo chúng tôi, trường hợp bị đơn có nghĩa vụ riêng
biệt với nhiều nguyên đơn về cùng một loại quan hệ pháp luật thì Toà án
chỉ nên nhập các vụ án nếu các quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải
quyết có liên quan với nhau và việc nhập vụ án không gây khó khăn cho
việc Toà án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Chẳng hạn, người
vay tiền sử dụng một bất động sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp cho
nhiều người cho vay, nay những người cho vay cùng khởi kiện đòi nợ.
Trong trường hợp việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong
cùng một vụ án sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì Toà án nên
tách các quan hệ pháp luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau.
Chẳng hạn, Toà án không nên nhập vụ án nếu nhiều người khởi kiện đòi nợ
đối với một người về những khoản nợ riêng biệt được vay vào những thời
điểm khác nhau, trong đó có những khoản nợ có chứng cứ rõ ràng, có
khoản nợ thì chứng cứ, tài liệu còn mâu thuẫn cần phải có thời gian để
điều tra, xác minh mới có thể giải quyết được .

Đối với loại vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố và
có sự đối trừ nghĩa vụ cùng loại, theo chúng tôi, Toà án chỉ nên nhập
các yêu cầu của đương sự để giải quyết trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với các yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng mà cả hai bên cùng bị thiệt hại khi sự kiện xảy ra. Thông thường,
Toà án nên nhập các yêu cầu của đương sự để giải quyết trong cùng vụ án
đối với các trường hợp các bên đều yêu cầu bồi thường thiệt hại trong
cùng một vụ tai nạn giao thông hoặc trong vụ gây thương tích mà chưa
tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Toà án nên nhập các yêu cầu của nguyên đơn và bị
đơn để giải quyết trong cùng vụ án đối với tranh chấp về hợp đồng mà bị
đơn có yêu cầu phản tố về cùng loại quan hệ và việc nhập các yêu cầu
này không gây khó khăn cho việc giải quyết. Chẳng hạn, Toà án nên nhập
các yêu cầu của đương sự để giải quyết trong cùng một vụ án nếu nguyên
đơn đòi nợ bị đơn và ngược lại bị đơn cũng có yêu cầu đòi nợ nguyên đơn
trong cùng một vụ án.

- Đối với vụ án có nhiều quan hệ pháp luật hoàn toàn khác nhau:

Theo chúng tôi, Toà án nên nhập vụ án nếu các quan
hệ pháp luật này có liên quan tới nhau và việc nhập vụ án không gây khó
khăn cho việc giải quyết hoặc việc nhập vụ án đảm bảo được quyền, lợi
ích hợp pháp của các đương sự. Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy Toà
án nên nhập vụ án đối với trường hợp đương sự có yêu cầu Toà án xác
định một người mất tích và xin ly hôn với người đó hoặc người cho vay
nợ có yêu cầu giải quyết khoản nợ của vợ chồng trong vụ án ly hôn. Toà
án sẽ tách vụ án nếu đương sự có yêu cầu hoặc đồng ý giải quyết bằng
một vụ án khác. Chẳng hạn, chủ nợ đồng ý không đòi nợ vợ chồng trong vụ
án ly hôn hoặc vợ chồng cùng đồng ý không buộc người vay nợ phải trả nợ
cho họ trong vụ án ly hôn đó. Việc tách vụ án trong những trường hợp
này là dựa trên cơ sở quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng
dân sự.

Đối với các vụ án có nhiều quan hệ pháp luật hoàn
toàn khác nhau mà việc giải quyết quan hệ pháp luật này là tiền đề, cơ
sở cho việc giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp sau đó thì Toà án
không nên nhập vụ án. Qua nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án có
nhiều yêu cầu, nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp, chúng tôi cho rằng
Toà án không nên nhập các yêu cầu khác nhau để giải quyết trong cùng
một vụ án trong hai trường hợp sau đây: Đương sự yêu cầu Toà án xác
định một người là đã chết và chia di sản thừa kế của người đó hoặc
những người thừa kế yêu cầu Toà án xác nhận tài sản đang có tranh chấp
về quyền sở hữu với người khác là di sản thừa kế của người chết để lại
và yêu cầu chia di sản thừa kế đó.

Trong trường hợp thứ nhất, về nguyên tắc thời điểm
mở thừa kế trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết là
ngày chết của người đó được xác định trong quyết định của Toà án, nếu
không xác định được ngày đó thì thời điểm mở thừa kế là ngày quyết định
của Toà án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật (Điều 91 và
Điều 636 Bộ luật Dân sự). Do vậy, trong trường hợp này những người thừa
kế chỉ có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế và Toà án chỉ có thể thụ lý
giải quyết khi đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên
bố người để lại di sản đã chết.

Đối với trường hợp những người thừa kế yêu cầu Toà
án xác nhận tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu với người khác
là di sản thừa kế của người chết để lại đồng thời yêu cầu chia di sản
thừa kế đó thì Toà án không nên nhập các yêu cầu của đương sự để giải
quyết trong cùng một vụ án. Bởi lẽ, theo Điều 637 Bộ luật Dân sự thì di
sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong tài sản chung với người khác. Do vậy, Toà án sẽ chia
thừa kế nếu có cơ sở khẳng định tài sản để lại là tài sản thuộc sở hữu
riêng của người chết hoặc đó là phần tài sản của người chết trong tài
sản chung với người khác. Trong trường hợp này, tài sản thừa kế đang có
tranh chấp về quyền sở hữu, do vậy, chưa có cơ sở pháp lý để khẳng định
tài sản đó có phải là di sản thừa kế của người chết để lại hay không.
Toà án chỉ có thể chia thừa kế khi đã có bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án khẳng định tài sản đang tranh chấp về quyền sở
hữu đó là di sản của người chết để lại.

Như vậy, việc xác định đúng đắn cơ sở nhập, tách vụ
án cũng như việc xây dựng các quy định cụ thể về nhập, tách vụ án để
đảm bảo việc áp dụng thống nhất, tránh cách hiểu và vận dụng khác nhau
gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của các đương sự là hết sức cần
thiết. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề phức tạp đòi hỏi một sự nghiên
cứu kỹ lưỡng, công phu trong mối quan hệ tổng thể với các quy định khác
của pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động và pháp luật tố tụng dân sự. Rất mong rằng những trăn trở của tác
giả sẽ được các bậc cao minh lưu tâm chỉ giáo và hy vọng rằng việc
nghiên cứu, trao đổi này sẽ góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam về việc nhập, tách vụ án dân sự.

SOURCE: TẠP CHÍ TÒA ÁN NHÂN DÂN SỐ 3, 2/2005
Về Đầu Trang Go down
 
NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
» LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN
» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
» VẤN ĐỀ NHẬP, TÁCH CÁC YÊU CẦU TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ VÀ CƠ CHẾ CHUYỂN HOÁ GIỮA VIỆC DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ
» THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN: ỦY QUYỀN VỀ TÀI SẢN TRONG ÁN LY HÔN?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM  :: HỌC TẬP-
Chuyển đến